CÂY DI SẢN VIỆT NAM
[Photo Story] Chiêm ngưỡng đa cổ thụ ở nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Lạng Sơn
Thứ Năm, 15/06/2023 | 10:41:00 AM
TMO- Trong số 10 cây cổ thụ ở địa bàn các xã thuộc huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn) vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam, đáng chú ý có 2 cây đa cổ thụ khoảng 300 năm tuổi trong khuân viên Di tích đình Háng Pài (xã Thụy Hùng). Đây cũng là nơi diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng Thuỵ Hùng, chi bộ đầu tiên của Tỉnh Lạng Sơn (năm 1933) và cũng là nơi hoạt động bí mật của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Ảnh 1: UBND huyện Cao Lộc cho biết, thời gian qua UBND huyện đã phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tiến hành khảo sát các cây cổ thụ trên địa bàn huyện, kiểm tra kĩ thuật, xác định tuổi, sưu tầm các tài liệu liên quan đến yếu tố lịch sử để lập hồ sơ đề nghị xét chọn Cây Di sản Việt Nam.

Kết quả khảo sát, trên địa bàn xã Thụy Hùng có 2 cây đa khoảng gần 300 năm tuổi trong khuân viên Di tích Đình Háng Pài. Tại đây, vào năm 1933 đã diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng Thuỵ Hùng, chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn vào năm 1933 và đây cũng là nơi hoạt động bí mật của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tại thời điểm đó.

Ngoài ra, trên địa bàn xã Gia Cát có quần thể gồm 6 cây cổ thụ, trong đó có 02 cây đại hoa trắng mỗi cây có tuổi đời 700 năm, 02 cây đa có tuổi đời 350 đến 500 năm, 03 cây nhãn mỗi cây có tuổi đời 150 năm. Trên địa bàn xã Yên Trạch cũng có 1 cây đa cổ thụ 200 năm tuổi.

Theo quan sát, 2 cây đa cổ thụ khoảng 300 năm tuổi trong khuân viên Di tích Đình Háng Pài (xã Thụy Hùng) cao khoảng 25m, đường kính gốc khoảng gần 2m, tán lá rộng sum suê và đang phát triển tốt.

Thế cây mọc thẳng đứng

Bộ rễ cắm thẳng giúp cây vững chắc hơn

Một nhánh rễ lớn nằm ngang

Như đã thông tin trước đó, sáng 12/6, UBND huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với 10 cây cổ thụ nằm trên địa bàn các xã: Thụy Hùng, Gia Cát, Yên Trạch, huyện Cao Lộc.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh (đứng thứ 2 từ phải qua), Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam và TS. Trần Văn Miều (đứng đầu tiên bên trái), Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho đại diện chính quyền địa phương.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh cùng đại diện lãnh đạo địa phương mở văn bia "Cây Di sản".

Các cây cổ thụ trên địa bàn huyện Cao Lộc là cả quá trình gìn giữ và chăm sóc của nhân dân, những cây này đã tạo nên những nét cổ kính riêng của từng địa phương, là một trong những cảnh quan rất độc đáo, gây được nhiều ấn tượng cho nhân dân và du khách thập phương khi đến tham quan.

Chính quyền địa phương nơi đây cho biết, sẽ gìn giữ và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc thông qua Cây Di sản. Cây Di sản không chỉ là bảo vật của cha ông mà còn là trách nhiệm bảo tồn của thế hệ sau.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh cùng đại bểu tham quan Cây Di sản.

Việc được công nhận là Cây Di sản sẽ góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, đồng thời, nâng cao công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Bài, ảnh: Dương Phúc (Tạp chí TN&MT)
Lượt xem: 885
Các tin khác
Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (24/02/2025 07:31:AM)
Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (22/02/2025 06:19:PM)
Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ – biểu tượng lịch sử và văn hóa được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (16/02/2025 10:31:PM)
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (16/02/2025 09:57:PM)
Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam mở đầu Lễ hội đầu Xuân (16/02/2025 09:56:AM)
Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (05/02/2025 03:50:PM)
Một số hình ảnh Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025 11:29:AM)
Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025 08:25:AM)
Những điều bí ẩn về cây đa hơn 200 tuổi ở Đắk Lắk (04/02/2025 07:23:AM)